ACME 85network-share 85network-share logo Average rating: 4.4, based on 89 reviews from $1 to $100

85Network

85network-share

Cập nhật

Screaming frog cách cài đặt và sử dụng trên linux mint | [85network-share]

Cách cài đặt và sử dụng screaming frog trên linux mint

85network-share chào các bạn! Hôm nay 85network-share sẽ giới thiệu đến các bạn một công cụ SEO Audit cần thiết và tuyệt vời cho các SEOer, riêng tôi cũng đang sử dụng screaming frog khá lâu rồi nó giúp tôi rất nhiều trong quá trình Fix lỗi trên các sản phẩm của mình. Vì tôi cũng mới chuyển qua sử dụng linux mint nên xin chia sẻ quá trình cài đặt và một số cách tôi sử dụng để phân tích trang web nhé.

screaming fog linuxmint

1. Screaming frog seo spider là gì?

Screaming frog seo spider là một công cụ kiểm tra liên kết của Website nổi tiếng được phát triển bởi Screaming Frog. Phần mềm có thể nhanh chóng lấy, phân tích và kiểm tra tất cả các URL, liên kết, liên kết ngoài, hình ảnh, CSS, script, SERP Snippet và các yếu tố khác trên trang web. Nhưng nếu điều bạn quan tâm là công việc tối ưu hóa SEO Spider SEO Screaming Frog này là một công cụ cực tốt.

sceaming fog overview


Screaming frog được dùng để các chuyên gia SEO phân tích website của mình và đối thủ. Screaming frog có hai chế độ thu thập dữ liệu là Spider và URL 

  • Spider: bạn có thể đặt một trang một trang hoặc tên miền và bắt đầu thu thập dữ liệu.
  • URL: Screaming frog hoạt động với bất kỳ URL nào bạn nhập vào hoặc cả file có chứa URL Screaming frog sẽ bắt đầu lấy nội dung từ file có chứa URL và bắt đầu chạy phân tích phù hợp với những gì bạn yêu cầu.

Screaming frog có thể làm được những việc:

  1. Phân tích tiêu đề trang và dữ liệu meta
  2. Xem lại meta robots và directives
  3. Tìm liên kết bị hỏng và lỗi cũng như chuyển hướng.
  4. Phát hiện các trang trùng lặp.
  5. Tạo sơ đồ trang web XML.
  6. Thu thập thông tin giới hạn.
  7. Lưu trữ thông tin và tải lên lại
  8. Thu thập thông tin cấu hình.
  9. Tìm kiếm mã nguồn tùy chỉnh.
  10. Khai thác tùy chỉnh.
  11. Tích hợp cả google analytics.
  12. Tích hợp bảng điều khiển tìm kiếm.

2. Cách cài đặt screaming frog seo spider trên Linux mint



Các bạn vào click vào link để tải xuống nha! nhớ chọn cho đúng hệ điều hành đang sử dụng. Vì 85network-share đang sử dụng linux mint nên tôi chỉ hướng dẫn cài trên linux mint thôi! ubuntu thì cũng làm tương tự, còn Windows thì cứ tải về rồi cài đặt bình thường nhé.

Bạn làm theo video nhé. vì phần này khá dễ nên mình không hướng dẫn

3. Cách sử dụng screaming frog seo spider linux mint.

Nhập vào ô enter url to spider: tên miền và nhấn nút start.

Tùy thuộc vào kích thước của trang web, quá trình thu thập thông tin có thể mất một vài phút. Kiểm tra thanh tiến trình ở góc trên bên phải để xem khi nào xong. Sau đó chúng ta có thể bắt đầu phân tích kết quả.

screaming fog

3.1 screaming frog kiểm tra độ dài URL.

URL càng ngắn thì càng tốt, có rất nhiều cách tối ưu URL. URL không sử dụng ký tự ASCII, dấu gạch  dưới, gạch ngang, in hoa, lặp lại từ nếu không các bạn sẽ gặp vấn đề về chỉ mục của google nhé.

3.2 screaming frog với tiêu đề trang(Page Titles)

Mỗi trang nên có một tiêu đề duy nhất và từ khóa quan trọng nhất nên chắc chắn để ở đầu tiêu đề. Điều bạn cần chú ý xác định tiêu đề trang trướt khi viết bài chuẩn SEO nghiên cứu cả từ khóa nửa nhé.

3.3. Screaming frog với Meta Description.

screaming fog meta

Chúng ta cần thêm một Meta Description cho mỗi trang. Screaming Frog có một tính năng mới tiện dụng cho phép bạn mô phỏng một đoạn tìm kiếm và phân tích nó. Chỉ cần click vào URL và chọn tab SERP ở cuối màn hình của bạn. Thay đổi tiêu đề và Meta Description và xem nó trông như thế nào trên máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng. (Tính năng này tương tự như Yoast SEO)

 3.4 Screaming frog với hình ảnh.

Một trong số nguyên nhân làm ảnh hưởng đến làm chậm đi quá trình tải trang web đó chính là hình ảnh, hình ảnh nếu được tối ưu không hợp lí thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tải trang, mà hiện nay quá trình tải trang đang được công cụ tìm kiếm google đánh giá xếp hạng hàng đầu  

screaming fog

Thông qua các hình ảnh trên Filter: 100kb, bạn có thể dễ dàng xuất các hình ảnh quá lớn. Đừng quên xem qua văn bản thay thế (alt image). Hãy chắc chắn mỗi hình ảnh có một văn bản thay thế, có thể thấy tốc độ của từng trang trong tab mã phản hồi theo response time (thời gian phản hồi). Kiểm tra các trang nổi bật và sử dụng một công cụ như PageSpeed ​​Insights để tìm hiểu thêm về thời gian tải.

3.5 Screaming frog với Sitemap-Sơ đồ trang web.

screaming fog image

Sơ đồ trang web được các công cụ tìm kiếm sử dụng để bổ sung cập nhật kết quả tìm kiếm. Trên thanh điều hướng bạn vào Sitemaps -> Create XML Sitemap/. Khi tạo tệp xonng bạn có thể chỉnh sửa tùy ý cho phù hợp với trang web của mình.

3.6  Screaming frog với Directives.

Ở tab Directives bạn có thể xem thông tin về thẻ meta robot, canonical links  và chú thích rel=next/prev. Sử dụng một trong các bộ lọc để xem nhanh tất cả các trang với một loại lệnh nhất định. Bạn có thể thấy; báo cáo này cho thấy chúng ta cần triển khai các thẻ thích hợp khi cần thiết.

3.7 Screaming frog kiểm tra mã phản hồi.

Để xem các mã phản hồi theo thứ tự, hãy nhấp vào cột “Status Codes” để sắp xếp các URL theo số mã phản hồi.

screaming fog code


  • 200 [OK]: Mã phản hồi này có nghĩa là URL của bạn đang hoạt động bình thường.
  • 301 [Permanent redirect]: Mã phản hồi này có nghĩa là URL của bạn đã được chuyển hướng vĩnh viễn.
  • 302 [Temporary redirect]: Mã phản hồi này có nghĩa là URL của bạn đã được chuyển hướng tạm thời.
  • 404 [Not found]: Mã phản hồi này có nghĩa là URL của bạn đang liên kết đến 1 trang không tồn tại.
  • 500 [Server error]: Với mã phản hồi 500 bạn có thể hiểu rằng có thể trang web của bạn đang gặp phải một vấn đề nào đó về server như: có quá nhiều người truy cập, file .htaccess bị lỗi hoặc server không xác định được vấn đề,…
  • 503 [Unavailable]: Là mã trạng thái khi máy chủ của trang web bị tạm thời ngừng hoạt động.

Cách khắc phục các lỗi phản hồi:

  • Response Codes 301 và 302: Hãy kiểm tra các trang đích mà URL đang chuyển hướng đến là một trang đích phù hợp
  • Mã chuyển hướng 404: Hãy xác định tất cả các trang có mã lỗi 404 và chuyển hướng chúng đến một trang có chủ đề, nội dung liên quan.
  • Mã phản hồi 500, 503 hoặc 5xx: Hãy kiểm tra lại máy chủ (server) của website, hãy chắc chắn rằng không có lỗi gì với nó.

Các bạn có thể xem thêm trên trang của nhà sản xuất hoặc cứ vọc hẳn trên Screaming frog (đừng sợ sai)!. Riêng mình thì thấy bao nhiêu đó đủ xài rồi nhé. Cảm ơn các bạn đã ghé thăm 85network-share. Chúc các bạn thành công.

85network-share kiến thức càng chia sẻ càng bùng cháy mạnh mẽ.

Bài viết có tham khảo nguồn: https://www.screamingfrog.co.uk/seo-spider/user-guide/general/





1 nhận xét:

  1. Xin chào! Mình là Nguyễn Hoài, mình tạo blog này như một nơi lưu trữ tài liệu của mình đang tìm hiểu nghiên cứu để tiện cho việc tìm lại sau này và chia sẻ chúng cho những ai cần đến.
    - Tất cả các bài trên blog một số mình tự viết và một số là copy từ nhiều nguồn trên internet (sẽ ghi rõ nguồn ở cuối bài đăng).
    - Thế nên: 85network-share được xây dựng trên tinh thần chia sẻ và học hỏi. Mong các bạn khi xem blog cũng trên tinh thần này và có thái độ văn minh lịch sự.
    85network-share xin chân thành cảm ơn!

    Trả lờiXóa

Bài đăng phổ biến